Được tạo bởi Blogger.

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

"Người thổi hồn vào chai" 17/08/2015 11:08

"Người thổi hồn vào chai"

Thứ Hai, 17/08/2015, 11:08 [GMT+7]
Anh Tuân và các tác phẩm của mình
Anh Tuân và các tác phẩm của mình
Tuy không được đào tạo về hội họa nhưng họa sĩ Lê Công Tuân, sinh 1968 (ở phố Hoàng Hoa Thám, phường Nguyễn Trãi, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương), lại sáng tác rất nhiều bức tranh mà đặc biệt là tranh lại ở trong chai. Sau hơn 10 năm cầm bút, Lê Công Tuân có trên 2.000 tác phẩm vẽ trên các chất liệu khác nhau như: chai nhựa, thủy tinh, gốm sứ... Anh được mệnh danh là “người thổi hồn vào chai”.
Màu, bút vẽ “tự chế”
Lê Công Tuân sinh trưởng trong một gia đình thuần nông tại xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Từ khi học tiểu học, Lê Công Tuân đã sớm bộc lộ niềm đam mê hội họa. Do có năng khiếu, đôi tay khéo léo và sự sáng tạo, Tuân thường được điểm cao ở môn mỹ thuật. Anh vẽ trên giấy những bức tranh phong cảnh quê hương, làng xóm. Năm 1986, Lê Công Tuân nhập ngũ, đóng quân tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Trên đường hành quân, anh vẫn say sưa vẽ cảnh thiên nhiên. Được một người chỉ huy trong đơn vị hướng dẫn thêm về kiến thức hội họa, Lê Công Tuân nâng cao tay nghề và bắt đầu vẽ tranh truyền thần, ký họa.
Năm 1990, xuất ngũ về địa phương, Tuân xin vào làm công nhân tại Nhà máy xay Hải Dương. Tuy cuộc sống khó khăn, vất vả nhưng Tuân vẫn không từ bỏ niềm đam mê vẽ. Anh vẽ những bức tranh truyền thần, tranh Đông Hồ. Tranh anh thường đem tặng hàng xóm, bạn bè. Ngoài thời gian đi làm, buổi tối anh dành rất nhiều thời gian để vẽ truyền thần. Những con người, khuôn mặt, hình hài hiện lên qua đôi bàn tay của anh rất có hồn, màu sắc tươi sáng. Năm 2005, anh Tuân lên Trường cao đẳng Mỹ thuật Trung ương xin sách về tự học. Với 10 quyển sách xin được và học hỏi các họa sĩ tiền bối trong tỉnh, tay bút của anh ngày càng bay bổng.
Năm 1997, khi đọc chuyên mục “chuyện lạ đó đây” nói về người họa sĩ nước ngoài có tài vẽ tranh trong chai, sau nhiều đêm trăn trở, chàng họa sĩ trẻ dành thời gian và công sức tìm hiểu cách vẽ tranh trong chai. Ban đầu, để làm quen với cách đưa bút vẽ trên bề mặt thủy tinh, anh vẽ trên những chiếc cốc. Sau một thời gian, khi bàn tay quen dần, anh chuyển sang vẽ trong chai. Nhiều lần thất bại, anh phải vứt đi hàng sọt chai lọ.
Đến khi vẽ thành công thì tranh lại không đẹp lắm vì loại màu này không bám dính, lâu khô. Màu vẽ tranh trên chất liệu kính, thủy tinh phải là chất liệu màu đặc biệt, ngoài màu nước, phải có một loại keo kết dính đặc biệt. Sau nhiều lần tỉ mẩn pha chế, anh tạo ra loại mực vẽ trong chai không bị nhòe, bám dính tốt vào chất liệu trơn lỳ sáng bóng của thủy tinh. Loại bút vẽ tranh trong chai khá lạ mắt, chỉ có một đoạn ống nhựa uốn cong, nhét bông vải ở đầu làm ngòi và cắm vào thanh tre dài. Anh Tuân gọi là bút “khoằm”, có thể uốn theo ý muốn để “múa” trong chai. Mỗi chai thủy tinh có hình dáng và kích thước khác nhau.
Do đó, họa sĩ phải hiểu cái nào là phù hợp nhất với chất liệu của mình. Cái khó là vẽ trong chai thủy tinh không như vẽ trực tiếp trên các chất liệu thông thường, họa sỹ phải tưởng tượng rồi “vẽ ngược” thì khi nhìn từ bên ngoài, bức tranh mới xem được. Sau hơn 1 năm, anh Tuân đã “tự chế” ra nhiều loại bút vẽ trong chai có hình dạng, kích thước khác nhau. Để vẽ một tác phẩm đơn giản phải mất từ 15-20 phút, tác phẩm đặc biệt phải mất vài ngày, có khi vài tuần mới hoàn thành được.
Anh sưu tầm, thu mua chai lọ của hàng đồng nát. Trong khi tìm mua vỏ chai rượu, anh Tuân từng bị nghi vấn “làm rượu giả”. Trong một lần ốm phải nằm viện, anh Tuân xin lại những chai truyền dịch vẽ hình các con giáp cho đỡ buồn.
Những bức tranh độc đáo
Do nhà máy xay xát gặp khó khăn, hai vợ chồng Lê Công Tuân phải tạm nghỉ việc. Để lo cuộc sống cho cả gia đình, vợ anh Tuân mở một kiốt bán hàng ngoài chợ. Trong thời gian này, Lê Công Tuân được bầu là Tổ trưởng TDP kiêm thành viên ban bảo vệ dân phố khu 7, phường Nguyễn Trãi, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
Ban đầu thấy chồng dành nhiều thời gian, sức lực cho việc vẽ vời, vợ anh có vẻ không hài lòng nhưng cách đây vài năm, trong chương trình Chuyện lạ Việt Nam, Lê Công Tuân được công chúng biết đến là họa sĩ Việt Nam đầu tiên vẽ tranh trong chai. Thế là từ đó, vợ anh thông cảm, tạo điều kiện để Tuân theo đuổi đam mê nghệ thuật. Hiện nay, anh đang hướng cho hai con trai theo nghiệp vẽ. Anh Tuân chia sẻ, khi các con khôn lớn, anh sẽ về quê, mở xưởng dạy vẽ tranh trong chai cho những bạn trẻ đam mê và yêu thích hội họa.
Căn nhà cấp bốn của gia đình anh Lê Công Tuân nằm trong một ngõ nhỏ như một “bảo tàng” toàn đồ gốm sứ cũ, chai, lọ thủy tinh... Khi bật đèn lên, căn phòng trở nên lung linh. Những bức tranh vẽ trong chai thủy tinh trở nên sống động, có hồn, đầy màu sắc. Lê Công Tuân chủ yếu vẽ tranh chân dung danh nhân, người lính, thiếu nữ, em bé... vì anh “tìm thấy niềm vui và cảm hứng từ những khuôn mặt”. Không chỉ vẽ xuôi, anh Tuân còn vẽ ngược chai để úp vào bình khác.
Một số sản phẩm của anh Tuân
Một số sản phẩm của anh Tuân
Đây là sự sáng tạo rất độc đáo và ấn tượng. Hàng ngày, anh ngồi vẽ trên một cái chòi nhỏ dựng tạm trên nóc nhà, có cầu thang đi lên bằng inox. Những bức tranh được anh Tuân vẽ có giá 200.000-700.000 đồng, một số bức lên tới cả triệu đồng nếu được vẽ trong những chai đựng rượu tây loại đẹp. Các em học sinh thích mua các lọ nhỏ vẽ hình cá cảnh, đại dương về để bàn học. Nhiều chủ quán cà phê ở Hà Nội, Hải Phòng đã đặt hàng những bức tranh trong chai để làm đồ trang trí. Một số người bạn anh mang bình sứ trắng, vỏ trứng ngỗng, đà điểu nhờ anh vẽ tranh làm đèn ngủ. Dạy 2 con trai vẽ tranh trong chai, anh còn sẵn sàng chia sẻ cách vẽ độc đáo này cho nhiều người, đặc biệt là những người khuyết tật, để họ có thể tự kiếm sống bằng nghề.
Với tầm lòng tôn kính, tri ân các bậc tiền nhân, danh nhân của đất nước, họa sỹ Lê Công Tuân vẽ chân dung các vua Hùng, Hưng Đạo Đại Vương, Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Lê Nin…, những người chiến sĩ CAND, QĐND Việt Nam. Để hoàn thành chân dung các vị lãnh tụ, Lê Công Tuân rất cẩn thận, tỉ mỉ, trau chuốt từng đường nét, bố cục, màu sắc. Anh tâm sự, vẽ Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là khó nhất bởi mọi người dân Việt Nam đều khắc ghi hình ảnh của Người, do đó, bức tranh phải toát lên thần thái uy nghiêm, phong thái gần gũi, sống động.
Để hoàn thành bức tranh, Lê Công Tuân phải mất hàng tuần phác thảo, ký họa trước. Các bức tranh vẽ chân dung Bác Hồ được anh thể hiện rất sinh động với vầng trán cao, mái tóc bạc, nụ cười hiền hậu, nhân ái. Trong số các bức tranh của anh, tôi ấn tượng nhất với 2 bức tranh Bác Hồ được vẽ trong 3 mặt của chai thủy tinh hình tam giác và bức Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp được vẽ trên 2 mặt của chai thủy tinh…
Đăng Hùng
Published: By: ToanAnhLe - 18:37

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

'Kỳ nhân' thành Đông vẽ tranh trong chai 27/06/2015 10:21



Published: By: ToanAnhLe - 20:02

Họa sĩ đầu tiên của Việt Nam vẽ tranh trong… chai Nguyễn Ninh Chủ Nhật, ngày 12/4/2015 - 04:07




Họa sĩ đầu tiên của Việt Nam vẽ tranh trong… chai
Nguyễn Ninh
Chủ Nhật, ngày 12/4/2015 - 04:07
ANTĐ -Không chỉ vẽ tranh trên toan, trên lụa, trên giấy, anh Lê Công Tuân còn có sở thích kỳ lạ là vẽ tranh trong chai. Do một lần đọc một mảnh báo thấy có một người nước ngoài vẽ tranh trong  lọ, anh đâm mê, rồi về nhà tỷ mẩn mày mò vẽ thử. Và anh đã trở thành họa sĩ đầu tiên của Việt Nam vẽ tranh trong… chai.

Nghề vẽ… ngược
Trong căn nhà tập thể nhỏ bé, chật chội của những công nhân khu tập thể nhà máy xay xát cũ tỉnh Hải Dương có một “họa sĩ kỳ lạ”. Người công nhân và người họa sĩ “đặc biệt” ấy chính là anh Lê Công Tuân (SN 1968, trú tại khu tập thể Nhà máy Xay, TP Hải Dương).

Nói về cái duyên nghệ thuật anh kể rằng, từ hồi bé anh đã có năng khiếu vẽ rất đẹp. Hồi đấy anh thường vẽ trên giấy, những bức tranh phong cảnh thắm đượm tình quê hương, làng xóm với con trâu, cái cuốc, cánh đồng. Rồi anh nhập ngũ, ra chiến trường chiến đấu. Giữa mưa bom khói lửa, anh vẫn không hề mất đi tình yêu nghệ thuật. Nhất là khi được chỉ huy của anh, người cũng có năng khiếu vẽ truyền thần rất đẹp chỉ dạy thêm nhiều điều. Cái nghiệp “vẽ vời”, nó cứ từ từ ngấm vào anh như vậy.

Xuất ngũ, anh xin vào làm việc cho nhà máy xay xát tỉnh Hải Dương. Ngoài thời gian làm công nhân cho nhà máy, buổi tối anh dành rất nhiều thời gian để vẽ. Những bức tranh của anh chủ yếu là vẽ truyền thần. Hình ảnh con người, những khuôn mặt nét hình hài, hiện lên qua đôi bàn tay của anh rất có hồn, có sắc. Hồi đấy còn nghèo và khan hiếm chất liệu để vẽ, anh chủ yếu vẽ lên giấy, hoặc vẽ cho những người hàng xóm láng giềng. Anh Tuân cho biết, hồi đó, cái nghề vẽ cũng chỉ là để thỏa mãn thú vui của mình thôi, anh vẽ chủ yếu là tặng cho cô bác láng giềng, hoặc bạn bè quen thân chứ không phải vẽ tranh để bán.


Một số tác phẩm của họa sĩ Công Tuân

Dần dần theo thời gian, “máu họa sĩ” như một “cơn nghiện” làm anh mất ăn mất ngủ. Ngoài việc vẽ trên giấy, anh vẽ lên vải toan bằng chất liệu sơn dầu, một chất liệu được các họa sĩ yêu thích bởi sự lâu bền và lên màu rất chuẩn. Anh vẽ nhiều cũng cất đi nhiều: “Bởi nhà quá chật chội, không có điều kiện treo tranh, nên anh thường vẽ rồi lại cuộn tròn lại và cất đi chứ không có chỗ để trưng bày.

Đến với tranh vẽ trong lọ thủy tinh cũng là bước ngoặt, giúp anh gặt hái được nhiều thành công hơn trên con đường theo đuổi niềm đam mê. Anh cho biết, trong lần đọc một bài báo ở mục “chuyện lạ đó đây” có một mẩu tin về người họa sĩ nước ngoài có tài vẽ tranh trong chai. Từ ngạc nhiên đến thắc mắc, không hiểu sao người ta lại có thể làm được điều kì lạ ấy. Về nhà mất ăn mất ngủ mấy hôm liền, anh mày mò tự vẽ, nhưng đều thất bại.

Để vẽ được những bức tranh trong chai là cả môt kỳ công, trải qua quá trình tập luyện lâu dài. Để vẽ được anh phải dùng loại bút vẽ đặc biệt làm bằng tre. Vẽ cũng không phải là vẽ trực tiếp như người ta vẽ trên giấy mà phải tưởng tượng vẽ ngược thì khi nhìn từ bên ngoài mới thành được. Có những khi loay hoay cả mấy ngày mới vẽ xong nhưng nhìn lại chẳng thành cái gì anh bực đập vỡ cả đống chai. Nhưng rồi anh lại mày mò làm lại vì nó luôn nung nấu trong đầu là “phải làm bằng được”. Rồi qua thời gian tìm tòi nghiên cứu. Cuối cùng, anh cũng vẽ được bức tranh trong chai thủy tinh đầu tiên của mình.

Bức tranh đầu tiên của họa sĩ Lê Công Tuân trong chai thủy tinh, đấy chính là bức đàn lợn âm dương, rồi dần dần anh vẽ tranh truyền thần với những hình ảnh của các vị vua, vị lãnh tụ, những người nổi tiếng hoặc những người chiến sĩ bình thường. Anh cho hay, với mỗi loại bình thủy tinh, tùy thuộc vào hình dáng và kích thước mà lựa chọn những hình ảnh và đề tài để vẽ, không thể bốc đồng muốn vẽ gì cũng được. Người nghệ sĩ phải có mắt nhìn và hiểu cái nào là phù hợp nhất với chất liệu của mình.

“Chế” được màu vẽ cũng không hề đơn giản
Khi vẽ thành công trong chai rồi, nhưng tranh không đẹp lắm vì loại màu này không bám vào không khô được ngay mà thường chảy dẫn đến những tác phẩm rất xấu. Anh lại phải mày mò, hì hụi pha chế để làm sao cái màu vẽ bám được vào chất liệu trơn lỳ sáng bóng của thủy tinh. Màu để vẽ được tranh trên chất liệu kính, thủy tinh, phải là chất liệu màu đặc biệt, ngoài màu nước, còn phải có một loại keo kết dính đặc biệt. Phải làm thế nào để vào tranh màu bám luôn vào thành chai một cách chắc chắn, chứ không sẽ bị chảy hay lem màu. Cuối cùng sau nhiều đợt pha chế, anh cũng cho ra được một loại mực có thể vẽ trong chai không bị nhòe, bám rất tốt. Màu vẽ anh chọn chủ yếu là màu nóng với những mảng màu tươi sáng. Tranh của anh dù là trên vải toan, trên giấy hay lọ thủy tinh cũng nổi bật lên những màu sắc tươi sáng rực rỡ. Mặc dù chưa qua bất cứ trường lớp nào đào tạo, nhưng họa sĩ Lê Công Tuân đã tham dự rất nhiều cuộc trưng bày triển lãm trong và ngoài tỉnh. Anh vinh dự được giới hội họa gọi với cái tên thân mật là “người thổi hồn vào chai”.


Họa sĩ Công Tuân trong căn phòng vẽ tranh của mình

Ngoài ra cách vẽ và mực màu, bút để vẽ cũng là một loại bút đặc biệt. Sau này anh chế tạo thêm loại bút bằng kim loại, đầu bút được uốn cong. Có nhiều ngòi bút với độ lớn bé khác nhau, phục vụ cho các nét vẽ khác nhau. Ngòi to, ngòi bé, ngòi vừa, phù hợp với tranh phong cảnh, tranh truyền thần…

Ước mơ mở một bảo tàng 
Để theo được nghề là một quá trình gian khổ. Tiền không có, cuộc sống eo hẹp nên vợ anh phải mở thêm một ki - ốt bán hàng ngoài chợ. Có đồng ra đồng vào, anh chị lại tích cóp tiền nuôi con, tiền sinh hoạt phí và tiền để nuôi nghề vẽ của anh. Cuộc sống khó khăn, vất vả nhưng chị vẫn luôn ủng hộ và giúp đỡ anh rất nhiều. Anh Tuân cho biết: “Hồi đầu, thấy chồng bỏ bao nhiêu thời gian, sức lực, nhất là khi đi làm cả ngày ở công ty tối về lại đâm đầu vào vẽ chị không bằng lòng. Nhưng rồi, thấy anh hứng thú với việc này, chị cũng đành thuận theo anh. Đến khi truyền hình, báo chí biết đến anh, tung hô và ca ngợi, nhất là khi đạt giải thưởng của chuyện lạ Việt Nam, người họa sĩ đầu tiên vẽ tranh trong chai, thì chị lại càng ủng hộ anh.

Ngoài niềm đam mê vẽ, họa sĩ Lê Công Tuân còn có một niềm đam mê khác là sưu tập đồ cổ. Anh đã có cho mình rất nhiều đồ cổ, hiện vật có giá trị. Trong gian tủ kính của anh những chiếc lọ, chiếc bình, những cái thìa cái bát có niên đại hàng trăm năm, có cái có từ thời Hai Bà Trưng, đến thời Lê Hoàn, thời Lý, thời Trần và cả thời Nguyễn…

Gian nhà nhỏ, trông giống như một bảo tàng thu nhỏ với những đồ cổ quý giá, những bức tranh bằng vải toan rực rỡ. Tất cả làm nên một kho tàng rất có giá trị của người họa sĩ nghèo. Mặc dù nhiều lần, phải mất cả tháng lương để mua được những thứ ấy, nhưng anh vẫn không hề tiếc. Chia sẻ về điều này, họa sĩ Lê Công Tuân cho biết: sưu tập đồ cổ cũng giống như vẽ tranh, tất cả đều là niềm đam mê.

Họa sĩ Lê Công Tuân còn hiến tặng rất nhiều hiện vật cho viện Bảo tàng tỉnh Hải Dương. Đã có rất nhiều Giấy khen, Bằng khen để ghi nhận tấm lòng của anh. Người họa sĩ nghèo chỉ mơ ước xây dựng được cho mình một bảo tàng nhỏ, để có thể cất giữ và bảo quản những hiện vật cổ mà anh dày công sưu tầm, những bức tranh mà anh đã mất nhiều thời gian để vẽ.
Hiện nay, anh đang hướng cho hai cậu con trai của mình đi theo nghiệp vẽ bởi chúng cũng có khả năng, và anh còn mong muốn chúng sẽ kế nghiệp vẽ vời của mình. Chia sẻ về dự định sắp tới anh nói rằng: “Chờ cho các con lớn hơn một chút, anh sẽ về quê, có chút tiền dành dụm anh mở xưởng, dạy vẽ tranh trong chai lọ thủy tinh cho những bạn trẻ có niềm đam mê và yêu thích hội họa”.
Zing Blog

Bài viết: Người Việt đầu tiên vẽ tranh trong chai 
Published: By: ToanAnhLe - 20:01

Kinh ngạc tài hoa của họa sĩ vẽ tranh trong chai, trong trứng! (LĐĐS) - Số 3 NGUYỄN HUỆ - 7:0 SA, 04/02/2014




Kinh ngạc tài hoa của họa sĩ vẽ tranh trong chai, trong trứng!
(LĐĐS) - Số 3 NGUYỄN HUỆ - 7:0 SA, 04/02/2014
“Người thổi hồn vào chai” là biệt danh mà giới hội họa đặt cho người họa sĩ thầm lặng Lê Công Tuân - trú tại khu tập thể Nhà máy xay, đường Hoàng Hoa Thám, thành phố Hải Dương. Anh không vẽ trên giấy, trên lụa mà anh vẽ tranh... trong những cái chai thủy tinh.
v Anh Tuân đang hoàn thành tác phẩm vẽ trong chai vuông.
Từ những vỏ chai khi dùng xong vứt vào sọt rác, anh đã biến thành những bức tranh sống động, vô cùng nghệ thuật. Và anh cũng là họa sĩ vẽ tranh trong chai đầu tiên của Việt Nam và ghi tên vào kỷ lục chuyện lạ Việt Nam.
Khổ luyện để trở thành họa sĩ “đặc biệt”
Vốn là một công nhân của nhà máy xay xát của TP.Hải Dương, nhưng sau đó, anh Lê Công Tuân (SN 1969) bỗng dưng trở thành một họa sĩ nổi tiếng vì biệt tài vẽ tranh trong chai. Chính sự khác biệt “không giống ai” này đã tạo nên tên tuổi và ghi danh anh vào chuyện lạ Việt Nam những năm trước đây.
Ngồi trò chuyện, anh Tuân cho biết: “Tôi bước vào nghề hội họa từ một sự tình cờ và cũng khá muộn so với một họa sĩ thực thụ”. Rồi anh kể con đường đi đến hội họa của mình. Từ nhỏ anh đã có năng khiếu hội họa, nhưng cũng chỉ là vẽ chơi khi học môn mỹ thuật và vẽ với bạn bè. Lớn lên, khi vào bộ đội anh may mắn được gặp một người thầy dạy cho những kỹ năng cần thiết về hội họa, đó là tiểu đoàn phó cấp trên của anh. Anh xuất ngũ vào những năm đất nước đổi mới và xin vào làm tại nhà máy xay ở Hải Dương. Nhưng niềm đam mê hội họa vẫn gắn bó nên thỉnh thoảng anh lại vẽ truyền thần cho những người hàng xóm xung quanh. Anh vẽ chỉ để cho đỡ nhớ máu “hội họa” trong người chứ cũng không theo hẳn nghề để vẽ lấy tiền.
Một lần ngồi cắt tóc ở quán, khách đông, anh phải ngồi chờ nên buồn tình với tờ báo để xem. Anh chú ý đến một bài báo nói về một họa sĩ người nước ngoài có biệt tài vẽ tranh trong chai. Anh đọc đi đọc lại bài báo và thắc mắc không hiểu tại sao họ lại có thể làm được, về nhà anh tìm cách mày mò học theo cho bằng được. Từ hôm đó, anh nhặt về một ít chai lọ và cứ hết giờ làm anh lại chui vào góc nhà học vẽ, có khi quên cả thay quần áo và ăn cơm tối. Tuy nhiên, học mãi mà chẳng được, có lần anh thức tới gần hết đêm, sau đó tức tối mang đồ nghề ra cổng vứt đi. Sáng ra ngủ dậy, thấy tiếc lại nhặt vào, tối về cặm cụi ngồi học lại.
Phải mất 3 năm, anh Tuân mới vẽ thành công. Bức tranh đầu tiên anh hoàn thành là một tác phẩm tranh Đông Hồ về đàn lợn âm dương. Anh còn nhớ câu chuyện vui về tác phẩm trong chai, trong trứng thành công của anh, nhiều người nhìn thấy không tin vì cho rằng anh dán hoặc cưa ra vẽ rồi dính lại như cũ, phải đến khi họ được chứng kiến tận mắt thì mới tin.
Bây giờ, để vẽ một bức tranh truyền thần trong chai, anh cũng phải mất gần một ngày thì mới hoàn thành; nhưng với những bức vẽ phong cảnh hay tranh Đông Hồ thì anh chỉ cần vài chục phút là có thể hoàn thành được. Anh Tuân cho biết: “Vẽ cũng như văn chương, khi có hứng thì những tác phẩm hoàn thành rất nhanh và đẹp”.
Người nghệ sĩ sáng tạo
Bằng sự kiên trì của mình, anh Tuân đã “thổi hồn” cho những cái chai khiến nó trở nên sống động. Và anh cũng được ghi nhận vào chuyên mục chuyện lạ trên sóng truyền hình - là người Việt vẽ tranh trong chai đầu tiên. Nhưng để có được những bức tranh trong chai, anh đã phải mất hơn chục năm nghiên cứu tìm tòi, sáng tạo.
Tìm hiểu làm sao để chất liệu màu vẽ trong chai sao cho không bị nhòe và bong tróc là khó khăn thứ nhất. Anh Tuân cho biết những lần đầu tiên khi vẽ, nước màu không thể bám vào thành chai như vải lụa hay giấy mà chảy xuống, không làm sao vẽ được. Anh liền mua về các loại hồ, màu, sơn và mực rồi pha chế sao cho mực vẽ có độ kết dính cao mà không bị bong tróc, chịu được nước. Cũng phải mất gần một năm, anh mới pha chế thành công loại mực vẽ này, khi vẽ lên mặt phẳng của chai, sơn không bị chảy xuống  nên bức tranh trông đẹp hơn. Có điều là một số họa sĩ trên thế giới mới chỉ vẽ tranh trong chai bằng hai màu đen trắng, người vẽ tranh đa màu sắc chưa nhiều. Tuy nhiên, anh Tuân đã vẽ được bằng các loại màu đa dạng, nhờ đó mà tranh trong chai cũng sống động hơn.
Thứ hai là về bút vẽ, các loại chai thường có cổ bé mà muốn vẽ tranh ở bên trong thì loại bút lông thường không thể sử dụng được. Anh phải chế một loại bút riêng, cán bút làm bằng tre hay nhựa, còn chỗ cổ bút bằng sắt để khi vào bên trong chai anh có thể uốn cong tùy ý thì mới vẽ được. Nhờ cái bút này, anh vẽ được đẹp hơn vì các góc cạnh ở đâu trong chai bút cũng có thể đưa tới. Và các loại tranh của anh cũng dần đa dạng hơn: Từ truyền thần, 12 con giáp đến tranh phong cảnh.
Về sau, loại màu do anh sáng tạo được nhiều người, nhiều cơ sở học theo để vẽ trên gốm, trên các loại kính thủy tinh. Từ những sáng tạo về màu vẽ mà anh Tuân đã đoạt được giải sáng tạo toàn quốc năm 2005.
Khi vẽ tranh trong chai thuần thục rồi, anh lại tìm tòi vẽ trên gốm, trong vỏ trứng. Những tác phẩm vẽ trong trứng đà điểu của anh được khá nhiều người chú ý đến. Ngoài ra, anh còn vẽ trong những chai to rồi cho bóng đèn vào trong, biến chai thành chiếc đèn ngủ ấm áp trong phòng. Anh Tuân khoe, thời gian gần đây anh còn sáng tạo ra cách vẽ trên kính, biến những tấm kính trong suốt thành những bức tranh lớn. Để vẽ được trên kính, theo anh Tuân là không hề đơn giản, bởi phải vẽ ngược thì khi dựng lên, nhìn từ bên ngoài mới thành bức tranh được.
Nhọc nhằn đời nghệ sĩ
Là người nổi tiếng, nhưng cuộc sống của vị họa sĩ “đặc biệt” này cũng chẳng khác trước là mấy. Tiền kiếm được từ vẽ vời chẳng là bao nên không đủ nuôi sống gia đình. Vợ chồng anh vẫn tiếp tục công việc tại nhà máy xay xát. Sau này nhà máy xay xát giải thể, chuyển thành cơ sở sản xuất bia Hải Dương, vợ chồng anh vẫn phải bám trụ.
Ngồi uống chén nước chè trong căn nhà tập thể tối thui, chật chội, anh Tuân tâm sự: “Thực ra tình yêu hội họa đã ngấm vào máu rồi nên không thể bỏ được. Biết bao lần quăng bút, đạp chai đi vì nản chí và vì kinh tế khó khăn, nhưng rồi tôi lại cứ tiếp tục vẽ vì thấy nhớ không thể chịu nổi”. Anh Tuân cũng thực thà tâm sự, khi bỏ nhiều thời gian cho nghề hội họa, vợ anh phản đối nhiều lắm, nhưng vì thấy chồng ham mê quá nên cũng đành chiều theo. Hai vợ chồng nhiều lần định sửa sang căn nhà dột nát bao năm nay, nhưng vẫn chưa tích cóp đủ tiền.
Trong căn nhà chật chội của anh chỉ có hai cái giường ngủ, một chiếc tủ đựng quần áo cho hai vợ chồng và hai con trai. Tuy nhiên, anh chị vẫn dành một khoảng khá rộng để cho anh “thỏa” niềm đam mê. Từ khi nhiều người biết đến anh, cũng thi thoảng có người tìm đến mua những bức tranh trong chai hay đến tận nơi thuê anh vẽ đèn ngủ trong chai. Được biết, bạn bè trong giới hội họa đang góp công góp sức để giúp anh Tuân mở một triển lãm về đề tài vẽ tranh trong chai.
Published: By: ToanAnhLe - 19:59

"Vị thần" trong chai 13/08/2008 - 01:47:20

"Vị thần" trong chai

13/08/2008 - 01:47:20

“Tôi bị nghệ thuật hút hồn”
Căn nhà nhỏ của anh nằm trong khu tập thể Nhà máy Xay Hải Dương. Nhà rộng chừng 50m2, nhưng chỗ làm và không gian trưng bày các sản phẩm đã chiếm phần lớn diện tích.
Vốn có năng khiếu vẽ, ngay từ nhỏ, Tuân thường xuyên trổ tài trong lớp. Ước mơ theo đuổi nghề vẽ của Tuân phải gác lại khi năm 1986, anh nhập ngũ, đóng quân tại vùng biên giới tỉnh Quảng Ninh. Hết nghĩa vụ quân sự, anh về công tác tại Nhà máy Xay Hải Dương. Mặc dù cuộc sống vô cùng vất vả, nhưng “máu” nghệ sĩ luôn chảy trong anh. Ngày đi làm, tối về anh lại “vùi đầu” vẽ tranh và coi đó là món ăn tinh thần không thể bỏ được.
Tuân đến với nghệ thuật vẽ tranh trong chai như một định mệnh. Tình cờ đọc bài báo viết về họa sĩ Trung Quốc có biệt tài vẽ tranh trong chai, lập tức, anh bị “hút hồn”. Sự độc đáo của loại hình nghệ thuật này đã thôi thúc anh tìm đến các họa sĩ nổi tiếng để tìm hiểu. Tuy nhiên, không ai có thể cung cấp thông tin cho anh, họ đều nói đó là cách cắt dán chứ không thể vẽ trực tiếp trong chai. Không chịu thua, anh quyết tâm tìm tòi, theo đuổi.
Để vẽ tranh trong chai, anh phải đánh đổi nhiều thời gian, công sức. Anh tâm sự: “Trước tiên, tôi phải tập vẽ trong cốc trước, vì miệng cốc rộng hơn. Thế mà ban đầu vẽ trong cốc cũng rất khó khăn, lần mò mãi tôi vẫn không vẽ nổi”. Sau 3 tháng kiên trì, đôi tay anh dần quen, nét vẽ trở nên mềm mại. Khi đã vẽ thành thạo trong cốc, anh bắt đầu tìm đến vỏ chai. “Vẽ trong cốc đã khó, vẽ trong chai càng khó hơn, bởi cổ chai bé không thể điều khiển được bút”, anh Tuân chia sẻ. Tập mãi không thành, đã có lúc anh vứt bỏ hàng sọt vỏ chai, bút và sơn. Tuy nhiên, lúc tĩnh tâm, anh tự hỏi: “Tại sao người ta vẽ được mà mình lại không?”, nghĩ vậy anh lại miệt mài đến quên ăn, quên ngủ, suốt ngày tỉ mẩn bên những chiếc vỏ chai.
Và mọi cố gắng của anh cũng được đền đáp, những đường nét, hình vẽ trong chai ngày càng hoàn thiện. Nét vẽ gọn gàng hơn rất nhiều, các chi tiết cũng đẹp hơn. Sau 10 năm mày mò, anh đã thành công và được mọi người, đặc biệt là giới họa sĩ biết tiếng.
Kiểu tranh “độc”
Một tác phẩm đã hoàn thành.
Đưa cây bút hoàn thiện nét vẽ cuối cùng của bức tranh chân dung các thành viên trong gia đình, anh tâm sự: “Vẽ tranh trong chai đòi hỏi họa sĩ phải thực sự tâm huyết. Tranh thông thường, họa sĩ có thể vẽ xuôi nhưng vẽ trong chai phải vẽ ngược nên đầu óc rất căng thẳng, cần tập trung cao độ, cẩn thận đến từng chi tiết”. Cọ vẽ thường rất khó tạo hình trong chai, anh đã mày mò sáng chế loại bút riêng. Anh còn phát hiện ra chỉ chất liệu sơn dầu mới vẽ được và giữ màu sắc trong chai.

Lúc mới tập, anh phải phác họa ra giấy, rồi nhìn vào đó vẽ lại. Phải mất cả tuần anh mới hoàn thiện một bức tranh. Nhưng giờ đây, anh đã vẽ thành thạo, nhanh và đẹp hơn. Với bức khó như vẽ chân dung, phong cảnh mất khoảng 3 giờ đồng hồ, còn những bức đơn giản chỉ khoảng 15 phút là hoàn thành. Nắm bắt thị hiếu khách hàng, anh tập trung vẽ hình 12 con giáp, tranh phong cảnh, chân dung… Được nhiều người biết đến, sản phẩm của anh ngày càng thu hút du khách đến tham quan và đặt hàng. Giá mỗi bức tranh tùy vào độ khó, vẻ đẹp. Với bức ngũ hổ, hay các bức vẽ trong chai cao cổ, anh bán với giá 150.000 đồng, còn bức bình thường 50.000 đồng.
Trong cuộc đời làm nghệ thuật của mình, anh vẫn nhớ như in kỷ niệm khi vẽ chân dung Bác Hồ. Anh nhớ lại: “Sau lần về quê, nghe một cựu chiến binh kể chuyện lần đầu gặp Bác, cảm xúc trong tôi dâng trào. Tôi nghĩ phải vẽ cho được chân dung Bác. Tìm được chai thủy tinh lớn và đẹp, tôi miệt mài vẽ. Sau khi hoàn thành, người cựu chiến binh rơi nước mắt khi chiêm ngưỡng bức tranh”.
Nhờ cách vẽ tranh lạ đời này, năm 2006, anh được mời tham dự chương trình Những chuyện lạ Việt Nam (phát sóng trên kênh VTV3 Đài Truyền hình Việt Nam) và đạt kỷ lục về vẽ tranh trong chai. Năm 2007, anh tham gia hội thi sáng tạo nghệ thuật toàn quốc và được công nhận là người đầu tiên có kiểu vẽ tranh trong chai. Ngoài ra, anh còn vẽ tranh trên trứng đà điểu, mũ cối hay khắc hình trên vỏ con trai.
Hiện nay, anh đang nghiên cứu cách vẽ dựng ngược vỏ chai rồi dùng bóng đèn thắp sáng để trang trí. Anh dự định sẽ mở một cuộc triển lãm về tranh trong chai để mọi người có thể chiêm ngưỡng loại hình nghệ thuật độc đáo này. “Tôi ấp ủ mong muốn truyền nghề cho những người thực sự có tâm huyết, lấy cơ sở để lập làng nghề vẽ tranh trong chai tại quê mình”, anh Tuân thổ lộ.
Quốc Tảo
                  
Published: By: ToanAnhLe - 19:58

Người Việt duy nhất vẽ tranh trong chai Chủ Nhật, 29/04/2012 17:00 (GMT+7)

Chủ Nhật, 29/04/2012 17:00 (GMT+7)

Người Việt duy nhất vẽ tranh trong chai



GiadinhNet - Cách đây 6 năm, khi "Chuyện lạ Việt Nam" phát sóng về biệt tài vẽ tranh trong chai của một công nhân nhà máy bia ở Hải Dương nhiều người đã không tin.


      
Sau mỗi giờ tan ca, anh Tuân vẫn dành thời gian cho nghệ thuật vẽ tranh trong chai của mình. Ảnh: KT
Để chứng minh tài năng của mình, trong suốt 6 năm qua, anh Lê Công Tuân (TP Hải Dương) đã miệt mài vẽ nên những tác phẩm hết sức độc đáo trong các loại chai lọ thủy tinh. Cho đến nay, anh được xem là người Việt Nam duy nhất có biệt tài này.
Trốn vợ theo vẽ

Biết có khách đến nhà nhưng vợ chồng anh Tuân vẫn không thể "tẩu tán" kịp mấy bao tải chứa những lọ thủy tinh và những bình lọ gốm đang vẽ dang dở. Và dẫu có cố tình cất đặt hoặc giấu diếm thì căn nhà nhỏ chỉ rộng 50 m⊃2; trong Khu tập thể Nhà máy Xay TP Hải Dương cũng không đủ chỗ để họ cất ngần đó hiện vật. Thế nên, Lê Công Tuân đành phải chọn cách mời khách chen chân vào giữa "lãnh địa" của những "đứa con tinh thần" của mình để vừa đàm đạo, vừa ngắm nghía chúng.

Sinh ra và lớn lên ở xã Yết Kiêu (Gia Lộc, Hải Dương) - một vùng quê thuần nông, quanh năm chỉ biết cày sâu cuốc bẫm nhưng do có năng khiếu hội họa từ nhỏ nên khi đang còn là một cậu học sinh tiểu học, Lê Công Tuân đã thường xuyên vẽ giúp bạn những bức tranh ngộ nghĩnh. Cũng nhờ tài vẽ ấy mà môn mỹ thuật của cả lớp lúc nào cũng dẫn đầu khối học.

Niềm đam mê với những mảng màu, hình khối theo đó mà cũng lớn dần trong cậu bé Lê Công Tuân. Tuy nhiên, do nhà nghèo, lại đông con, bố mẹ không có điều kiện cho anh theo đuổi đến cùng niềm đam mê hội họa ở các trường chuyên nghiệp, Tuân lại buộc phải "gói ghém" lại niềm đam mê của mình để thực hiện nghĩa vụ của một thanh niên đối với Tổ quốc. Năm 1986, Tuân nhập ngũ và được phân về công tác ở một đơn vị bộ binh tại Quảng Ninh. Ở đây, Tuân lại có duyên được gặp gỡ rồi thành tri kỷ với ông Tiểu đoàn phó người Thái Bình cũng mê vẽ không kém gì Tuân.

"Thời đó, cứ mỗi lần có phiên trực trên chốt là hai anh em lại thi nhau vẽ. Từ cảnh sông nước, phong thủy, con người cho đến vẽ trừu tượng, lập thể... Nhờ thế mà tay vẽ của tôi càng ngày càng được nâng cao. Anh Tiểu đoàn phó ấy đã như một người thầy, truyền cho tôi rất nhiều kinh nghiệm và vốn sống" - Anh Tuân chia sẻ.

Rời quân ngũ, dù tình yêu với hội họa vẫn như một ngọn lửa nhưng do gánh nặng áo cơm, Lê Công Tuân đành phải gác lại để làm công nhân cho nhà máy Bia Hải Dương. Nói là gác lại nhưng cứ sau mỗi giờ tan ca, Tuân lại trốn vợ con mang giá vẽ và các hộp sơn màu cùng mấy ông bạn họa sỹ già tìm nơi vắng để vẽ.

"Đúng là có duyên với cái gì rồi thì không dứt ra được. Những ngày đó mới xuất ngũ nên cuộc sống của tôi khó khăn lắm. Ấy thế nhưng khi vùi đầu vào vẽ thì tôi lại quên đi mọi thứ. Thế rồi mọi thứ cũng qua, cũng ổn hết. Nếu không có những ngày liều lĩnh ấy, chắc gì đã có một Lê Công Tuân bây giờ" - Anh Tuân vừa nhấp trà, vừa tếu táo.
    
Đại gia đình anh Tuân qua những nét vẽ ngộ nghĩnh của anh trong các loại chai lọ.
Vẽ được tranh trong chai nhờ một mẩu báo

Lê Công Tuân kể, anh đến với nghệ thuật vẽ tranh trong chai như một định mệnh. Đó là vào một ngày mùa hè cách nay 11 năm, khi đang ngồi chờ đến lượt mình cắt tóc, anh cầm tờ báo cũ lên để giết thời gian thì vô tình đọc được trong chuyên mục "Chuyện lạ đó đây" của báo có nói đến một người nước ngoài có biệt tài vẽ tranh trong chai. 
Xin mẩu báo đó mang về nhà, anh Tuân cứ ám ảnh và phân vân mãi. Những câu hỏi: "Tại sao lại có thể vẽ tranh được trong chai nhỉ?", "Người ta vẽ được tại sao mình không thử"?"... chập chờn ngay cả trong giấc ngủ hàng đêm. Thế rồi, để thỏa mãn sự hiếu kỳ, anh Tuân ra chợ tìm mua các dụng cụ về mày mò vẽ. Ban đầu anh vẽ trong cốc vì miệng cốc rộng nên dễ đưa bút, sau đó chuyển sang thử trong chai. Cũng phải mất 3 năm thì anh Tuân mới làm quen được hết với các cách vẽ trong các loại chai lọ thủy tinh mang nhiều hình dáng, kích thước khác nhau. Phải mất 5 năm thì anh Tuân mới hoàn thành xong một tác phẩm hoàn thiện mà anh ưng ý nhất.

"Tác phẩm đầu tiên tôi vẽ là những con lợn âm dương hoặc con chuột như trong tranh Đông Hồ, tranh dân gian. Sau đó, năm 2006, khi đăng kí tham gia thi "Chuyện lạ Việt Nam" tôi lại vẽ con trâu vàng và đạt giải "Kỷ lục trâu vàng". Cũng thông qua chương trình này mà nhiều người biết đến tôi và bắt đầu tìm mua những tác phẩm của tôi về trưng bày” - Anh tâm sự

Với Lê Công Tuân, việc tạo được những đường nét, hình hài trong một khuôn hình không bằng phẳng như chai lọ thủy tinh đã là một thành công thì làm cách nào để những màu sắc ấy không bị bong tróc, phai nhạt còn là cả một thành công lớn. Với kinh nghiệm trong suốt 10 năm ròng tìm tòi, thể nghiệm, anh Tuân đã tìm ra được cách trộn màu rất đặc biệt. Đó là sự kết hợp giữa sơn màu với một loại keo có độ kết dính vừa phải.
Với cách trộn màu này, khi tô vào chai, sơn có thể chịu được nhiệt độ của bóng đèn điện, vừa có thể chịu được nhiệt độ của nước mà không bị phai hay chảy màu. "Bản thân kính là mặt phẳng, rất trơn nên phải có chất kết dính mới dính màu vào mặt chai được. Để tìm ra cách pha màu này tôi đã phải thử nghiệm với rất nhiều loại sơn khác nhau trong suốt nhiều năm. Vẽ tranh trong chai cũng không nên đánh bóng, bởi nếu đánh bóng lên màu sẽ không nổi và khi đã vẽ thì chỉ nên vẽ một màu, nếu vẽ nhiều màu thì nó sẽ rất lem nhem, khó thành nét".
    





Một chiếc lọ gốm cắm hoa được anh Tuân biến tấu thành chiếc đèn ngủ mang hình cô gái sinh động.

Biến lọ hoa thành đèn ngủ





Bên cạnh việc phối màu thì dụng cụ vẽ tranh trong chai cũng đòi hỏi có sự biến tấu và sáng tạo riêng. Để có thể vẽ được nhiều hình dạng trong nhiều loại chai khác nhau, anh Tuân phải thử nghiệm với hơn 100 loại bút vẽ khác nhau. Cuối cùng anh sáng tạo ra loại bút vẽ bằng nhựa dẻo, vừa đơn giản, vừa linh hoạt, lại rất rẻ và dễ mua. Với loại bút này, ngay cả những góc uốn lượn cầu kỳ nhất thì ngòi bút vẫn len được vào tận nơi để tạo hình nét vẽ. Người vẽ có thể tùy theo ý thích mà bẻ khoằm bút bao nhiêu độ, uốn bút cong theo hình gì...

Nhờ "cây bút vẽ thần kỳ" này mà những đề tài vẽ của anh Tuân trong các loại chai lọ không chỉ giới hạn trong những nhân vật lịch sử hay phong cảnh làng quê quen thuộc mà đã mở rộng ra nhiều đề tài gần gũi trong cuộc sống. Đặc biệt, vào mỗi mùa lễ hội chọi trâu hàng năm, các lái thương ở Đồ Sơn đã tìm đến đặt anh vẽ hàng trăm bức tranh chọi trâu trong các lọ thủy tinh nhỏ để bán cho du khách. Đây cũng là một nguồn thu đáng kể giúp anh Tuân say mê hơn với những mẫu vẽ của mình.

Gần đây, trong một lần cho chiếc bóng điện vào lọ gốm, thấy từ lọ gốm hắt ra một thứ ánh sáng rất đẹp, anh Tuân lại nảy sinh ý định vẽ trong ruột gốm để biến những chiếc lọ chỉ đơn thuần để cắm hoa thành những chiếc đèn ngủ sống động với những hình khối và màu sắc đẹp mắt...

Cho đến nay, với hơn 10 năm theo đuổi nghệ thuật vẽ tranh trong chai, anh Tuân không thể nhớ mình đã tạo nên được bao nhiêu tác phẩm. Chỉ biết, mỗi khi vẽ xong, trưng bày trong phòng một thời gian cho bạn bè đến ngắm nghía rồi rồi anh lại cho vào hộp giấy hoặc bao tải, cất vào một góc nhà. Mỗi khi có khách quý đến chơi anh Tuân mới lại cùng các con mở hết túi này ra túi nọ cho khách ngắm.
    







Trong số những tác phẩm tranh vẽ trong chai từ trước tới nay, đáng nhớ và dày công nhất đó là bức tranh truyền thần Bác Hồ. "Khi vẽ tác phẩm này, tôi đã phải dùng đến không biết bao nhiêu cây bút vẽ, có những cây bút nhỏ như mũi kim, chỉ để cứa sơn ra làm tóc và làm râu cho thật giống. Và do vỏ chai để vẽ tác phẩm này là loại vỏ rượu vang của Pháp nên nó rất dày và nhiều đường cong, tôi phải mất hơn 1 tuần mới thực hiện xong. Tác phẩm này sau đó đã được một bác cựu chiến binh ngỏ lời mua với mức giá 500 nghìn đồng. 500 nghìn ở thời điểm đó là cả một số tiền lớn" - Anh Tuân cho biết thêm.
Khánh Toàn
Published: By: ToanAnhLe - 19:58